Lễ Vu Lan là gì, ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Lễ Vu Lan là ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ, tổ tiên. Bài viết dưới đây, Mai Vàng Rồng Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động trong ngày lễ Vu Lan.

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Ngày lễ Vu Lan là gì? Lễ Vu Lan là ngày bao nhiêu?

Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo, được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm (15 tháng 7 Âm lịch). Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Trung và cũng trùng với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông

Đây là dịp để các Phật tử bày tỏ lòng tưởng nhớ và đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Trải qua thời gian, lễ Vu Lan báo hiếu đã không chỉ gói gọn là ngày lễ của Phật giáo mà đã trở thành ngày lễ báo hiếu của người Việt.

Tính theo dương lịch, ngày lễ Vu Lan báo hiếu 2024 sẽ rơi vào thứ hai, ngày 18 tháng 8.

Lễ Vu Lan báo hiếu

Lễ Vu Lan báo hiếu

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ Phật giáo, được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. 

Kinh Vu Lan Bồn ghi rằng: Mục Kiền Liên là một vị Bồ tát, có mẹ là bà Thanh Đề. Bà Thanh Đề vốn là người tham lam, ích kỷ, nên khi chết đã bị đọa xuống địa ngục làm ngạ quỷ.

Sau khi mẹ mất, Mục Kiền Liên xuất gia và trở thành đệ tử của Đức Phật. Trải qua quá trình tu luyện, biết được nhiều phép thần thông. Ngài nhìn thấy mẹ mình đang chịu đói khát khổ sở, liền tìm đến Địa ngục để cứu. Mục Kiền Liên đã dâng lên mẹ mình một bát cơm cúng Phật. Tuy nhiên, bát cơm này vừa đưa lên miệng, thì đã hóa thành lửa.

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan bắt nguồn từ tích Mục Kiều Liên cứu mẹ

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan bắt nguồn từ tích Mục Kiều Liên cứu mẹ

Mục Kiền Liên bèn cầu cứu Đức Phật. Đức Phật dạy rằng, muốn cứu mẹ, Mục Kiền Liên phải vận động nhiều người cùng cúng dường Tam bảo.

Nhờ công đức của nhiều người, bà Thanh Đề đã được giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, ngày rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm được gọi là lễ Vu Lan, hay còn gọi là lễ báo hiếu.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Lễ Vu Lan có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện truyền thống đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và đạo hiếu của người Việt. Ngày lễ này nhắc nhở mỗi người con phải luôn nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Lễ Vu Lan cũng là dịp để mỗi người con thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ, tổ tiên. Đây cũng là dịp để nhắc nhở mỗi người con về bổn phận làm con, phải luôn yêu thương, kính trọng và chăm sóc cha mẹ.

Lễ Vu Lan là dịp để mỗi người con thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ

Lễ Vu Lan là dịp để mỗi người con thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ

Ngoài ra, khi tham gia ngày lễ Vu Lan tại các chùa sẽ có nghi thức "Bông hồng cài áo". Các phật tử sẽ được cài lên áo một bông hoa hồng. Hoa hồng màu đỏ cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo, sự hiếu kính và trân trọng.

Nghi thức "Bông hồng cài áo" thực hiện vào ngày lễ Vu Lan

Nghi thức "Bông hồng cài áo" thực hiện vào ngày lễ Vu Lan

Phân biệt lễ Vu Lan và cúng rằm tháng 7

Cả ngày lễ Vu Lan và cúng rằm tháng 7 đều diễn ra vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, hai lễ cúng này có những điểm khác biệt cơ bản về nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động.

Cúng Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày "Xá tội vong nhân" có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Theo quan niệm, từ ngày đầu tháng 7 âm lịch cho đến ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày "mở cửa địa ngục", Diêm Vương sẽ cho các âm hồn lên dương trần hưởng lộc. 

Vì vậy các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng chúng sinh (cháo loãng, ngô, khoai, chè lam, gạo, bỏng, muối,...) để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, mong họ sớm được siêu sinh. Theo cách gọi dân gian còn gọi theo dân gian là "cúng cô hồn, "cúng thí thực" (tặng thức ăn).

Còn ngày lễ Vu Lan là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ, tổ tiên. Thể hiện qua các hoạt động: Cúng dường Tam bảo, thăm viếng cha mẹ, tổ tiên, phóng sinh, làm phước.

Vu Lan là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, còn lễ Xá tội vong nhân là để cúng cho nhưng vong hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng

Vu Lan là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, còn lễ Xá tội vong nhân là để cúng cho nhưng vong hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng

>>> Xem thêm:

Cúng lễ Vu Lan cần những gì?

Trình tự cúng Vu Lan

Cúng Lễ Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên được thực hiện theo các khóa lễ sau: Cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh.

Vào ngày lễ Vu Lan, gia đình sẽ thực hiện việc cúng lễ Vu Lan tại chùa trước, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Tiếp theo, sẽ làm mâm cơm thắp hương bàn thờ Phật (nếu có) và bàn thờ gia tiên (vào ban ngàu). Và cuối cùng là mâm cúng chúng sinh. Lưu ý là cúng chúng sinh nên cúng vào buổi chiều tối và ở bên ngoài cổng, sân, tuyệt đối không cúng trong nhà.

Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu

Mâm cúng Phật: mâm cúng chay hoặc một mâm ngũ quả 

Mâm cúng thần linh, gia tiên: thường là mâm cúng mặn kèm theo là trái cây, hoa tươi (ưu tiên chọn hoa sen, hoa cúc vàng, hoa mẫu đơn, hoa hồng), rượu, nhang, nến, vàng mã.

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm: 

  • Quần áo chúng sinh
  • 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo (sau khi cúng thì trộn lẫn lại với nhau và rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng)
  • Cháo loãng, các loại bỏng, ngô luộc, khoai luộc, chè lam, kẹo dồi, kẹo vừng,...
  • Tiền vàng mã
  • Nước, nhang và nến.

Lá bồ đề mạ vàng - món quà ý nghĩa dành tặng cha mẹ vào ngày lễ Vu Lan

Lá bồ đề mạ vàng là một món quà ý nghĩa dành tặng cha mẹ vào ngày lễ Vu Lan. Lá bồ đề là biểu tượng của sự giác ngộ, trí tuệ và sự từ bi của Đức Phật.

Lá bồ đề mạ vàng 24K của Mai Vàng Rồng Việt được chế tác tinh xảo, màu vàng lấp lánh sang trọng và lớp sơn phủ nano cao cấp mang đến vẻ đẹp bền mãi cùng thời gian. Tượng trưng cho tôn kính và biết ơn cùng tình cảm sâu sắc của con cái đối với cha mẹ.

Lá bồ đề mạ vàng là tặng phẩm ý nghĩa dành cho ngày lễ Vu Lan

Lá bồ đề mạ vàng là tặng phẩm ý nghĩa dành cho ngày lễ Vu Lan

Món quà này có thể được đặt ở bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật hoặc được mang theo bên người. Nó sẽ giúp cha mẹ luôn cảm thấy được che chở bởi Đức Phật, luôn được bình an.

Qua bài viết trên, Mai Vàng Rồng Việt đã chia sẻ những thông tin về lễ Vu Lan báo hiếu. Đồng thời, đưa ra một số gợi ý quà tặng cho cha mẹ nhân ngày đặc biệt này. Nhưng đừng quên rằng, không chỉ có ngày Vu Lan mới báo hiếu mà hãy thật sự thành tâm và biết ơn cha mẹ, ngày nào cũng là ngày báo hiếu! 

CÔNG TY CỔ PHẦN MAI VÀNG RỒNG VIỆT

  • Trụ sở chính và Showroom: Số 45 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Showroom 2: Số 92-94-96 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM
  • Hotline: 0909 787 191

Viết bình luận