Tháng cô hồn là gì, diễn ra khi nào và những thông tin cần biết

Tháng cô hồn là khái niệm quen thuộc trong dân gian Việt Nam, nói về một khoảng thời gian có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, phong tục tập quán của người Việt Nam. Cùng Mai Vàng Rồng Việt tìm hiểu những nghi thức cúng cô hồn ở Việt Nam cũng như một số nước châu Á khác.

Tháng cô hồn là gì?

Tháng cô hồn là một trong những ngày quan trọng trong văn hóa dân gian của nhiều nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Tháng Cô Hồn thường diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm và còn được gọi là tháng "xá tội vong nhân".

Tháng cô hồn bắt nguồn từ Đạo giáo Trung Quốc. Theo Đạo giáo, tháng 7 âm lịch là tháng sinh của Địa quan đại đế, vị thần cai quản âm giới. 

Họ quan niệm rằng, cứ vào ngày 2/7 âm lịch hằng năm thì Diêm Vương sẽ mở Quỷ môn Quan cho các cô hồn (linh hồn lang thang, không nơi nương tựa) trở về trần gian và đóng cửa vào đêm 14/7 âm lịch. Đây cũng là thời gian mà người sống cần phải kiêng kỵ nhiều điều để tránh xui xẻo.

Tháng 7 âm lịch là thời điểm mà cửa ngục mở ra để các vong hồn lên dương gian

Tháng 7 âm lịch là thời điểm mà cửa ngục mở ra để các vong hồn lên dương gian

Ý nghĩa của tháng cô hồn tháng 7

Vào tháng cô hồn người ta tin rằng cửa ngõ giữa thế giới của người sống và thế giới của linh hồn đã mở ra. Người Việt tin rằng, con người có phần hồn và phần xác. Kể cả khi phần xác tiêu biến đi thì linh hồn cũng sẽ không mất đi mà được đầu thai thành kiếp khác, hoặc xuống địa ngục hay lang thang.

Vì thế, mọi người thường tổ chức các nghi lễ và hoạt động để tưởng nhớ, cúng dường và cầu cúng tụng kinh độ trì cho các linh hồn của người đã mất. Điều này giúp các vong linh có một ngày được ăn uống no nê, đỡ tủi phận. Những việc làm này thể hiện tinh thần thương thân thương ái của người Việt.

Tháng cô hồn cũng trùng với thời gian tiến hành lễ Vu lan báo hiếu trong Phật giáo, do đó ngoài việc cúng những vong linh lang thang thì người Việt Nam còn thực hiện các nghi thức của lễ Vu Lan, bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến đấng sinh thành.

Theo quan niệm dân gian, đây là tháng mà các linh hồn của người chết được phép ra khỏi địa ngục để trở về thăm nhà

Theo quan niệm dân gian, đây là tháng mà các linh hồn của người chết được phép ra khỏi địa ngục để trở về thăm nhà

Phong tục cúng cô hồn Rằm tháng bảy

Phong tục cúng cô hồn Rằm tháng bảy là một phong tục truyền thống của người Việt Nam.  Ngoài mâm cúng Phật và cúng Thần linh, gia tiên trong nhà, người Việt còn bày mâm cỗ cúng cho các cô hồn - những linh hồn lang thang không có nơi nương tựa, không có người thân cúng bái cho họ.

Việc cúng cô hồn vừa để cầu siêu cho các vong hồn này vừa để xua đuổi vận xui, mang lại may mắn và bình an cho gia đình.

Cúng cô hồn diễn ra vào lúc chiều tối (lúc ánh sáng mặt trời đã yếu) và thực hiện bên ngoài nhà, thường là vỉa hè trước cửa nhà hoặc khu đất trống,... 

Mâm cúng cô hồn thường là đồ chay và là những món gọn nhẹ như: cháo trắng, các loại bỏng, bánh kẹo, chè, ngô khoai luộc,... và không thể thiếu đĩa gạo, đĩa muối và quần áo chúng sinh.

Mâm cúng chúng sinh của người Việt

Mâm cúng chúng sinh của người Việt

>>> Xem thêm: Bài cúng rằm tháng 7 đầy đủ và chi tiết nhất

Thời điểm tháng cô hồn trong năm

Thời điểm diễn ra tháng cô hồn là từ ngày 2/7 đến ngày 14/7 âm lịch hàng năm.

  • Trong năm 2023, tháng cô hồn sẽ bắt đầu từ ngày 16/8 dương lịch và kết thúc vào ngày 14/9 dương lịch.
  • Trong năm 2024, tháng cô hồn bắt đầu từ ngày 18/8 dương lịch đến ngày 22/9 dương lịch.

Hoạt động tháng cô hồn tại 1 số quốc gia

Không phải chỉ Việt Nam mới có phong tục cúng tháng cô hồn mà một số các nước châu Á khác như HongKong, Singapore, Thái Lan, Malaysia,... cũng có phong tục này.

Phong tục cúng cô hồn Hồng Kông: Cầu siêu cho người đã khuất

Người Hồng Kông sẽ làm những mâm cúng truyền thống, đốt vàng mã, hình nhân. Những gian nhà đặc biệt được lắp đặt trên khắp Hồng Kông để mọi người có thể thờ cúng các vị thần và cúng dường. 

Buổi tối, các sân khấu kịch cũng rất sôi động, với những hàng ghế đầu luôn được để trống vì dành riêng cho các hồn ma. Sau khi thực hiện những nghi thức tâm linh, họ sẽ đun nước tắm với những loại lá tươi (lá sen) để thanh tẩy.

Tháng cô hồn là gì - Phong tục cúng cô hồn ở các nước châu Á

Tháng cô hồn là gì - Phong tục cúng cô hồn ở các nước châu Á

Geita - buổi diễn cho những người đã khuất (Singapore)

Người dân Singapore cũng thực hiện lễ cúng cô hồn nhưng đơn giản và hạn chế dùng tiền vàng mã. Buổi biểu diễn “Getai” là một cảnh tượng thường thấy vào tháng 7 âm lịch, nơi các nghệ sĩ múa rối sẽ biểu diễn để giải trí cho các hồn ma đói khát. 

Buổi biểu diễn “Getai” là sự kiện công cộng ngoài trời ở Singapore. Những hàng ghế đầu thường để trống vì chúng “dành riêng cho những linh hồn lang thang”.

Phong tục cúng cô hồn ở Singapore

Một buổi diễn Geita

Phong tục cúng cô hồn ở Trung Quốc: Tiết Trung Nguyên

Đây là một trong những ngày đặc biệt quan trọng trong văn hóa Trung Hoa. Họ sẽ làm những mâm cỗ với đầy đủ các món truyền thống, đốt giấy tiền vàng mã, cúng bái và đặc biệt là kết đèn hoa sen thả hồ - như cách để soi đường cho người thân về thăm nhà hưởng hương khói.

Lễ hội cô hồn là một trong những lễ quan trọng nhất của văn hóa Trung Quốc

Lễ hội cô hồn là một trong những lễ quan trọng nhất của văn hóa Trung Quốc

Cúng tháng cô hồn ở Hàn Quốc: Ngày lễ rửa liềm

Người Hàn Quốc gọi ngày rằm tháng 7 là Bách Chủng (Baekjong) hay Bách Trung (Baekjung), nghĩa là 100 chủng loại hạt ngũ cốc, vì đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Đây cũng là thời gian mà mọi việc công việc đồng áng hoàn tất, người dân nghỉ ngơi, do đó mà ngày  “Ngày rửa liềm” ra đời.

Người nhà nông sẽ tổ chức diễu hành với trang phục Hanbok, mang mặc nạ, tay cầm gậy và thực hiện các điệu múa để xua đuổi tà ma, không bị cô hồn quấy phá và cầu xin một vụ mùa mới may mắn.

rằm tháng 7 ở Hàn Quốc cũng là ngày lễ Hội Vu Lan Bồn hay ngày lễ Cha Mẹ

Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Hội Vu Lan Bồn hay ngày lễ Cha Mẹ - ngày tưởng nhớ đến tổ tiên, tri ân và bày tỏ lòng thành, sự biết ơn đối với các bậc sinh thành.


Phong tục cúng cô hồn ở Thái Lan: Lễ hội Ma Xó

Sớm hơn các nước cùng khu vực một tháng, vào tháng 6 âm lịch hằng năm, Thái Lan tổ chức lễ hội Ma Xó nhằm tôn vinh người đã khuất. Họ tổ chức các buổi diễu hành, đeo mặt nạ và mặt trang phục rực rỡ, ca hát, nhảy múa nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với những linh hồn đã luôn che chở, bảo vệ cuộc sống của họ.

Tháng cô hồn ở Thái Lan diễn ra với nhiều hoạt động địa phương sôi nổi

Tháng cô hồn ở Thái Lan diễn ra với nhiều hoạt động địa phương sôi nổi

Phong tục cúng cô hồn ở Malaysia: Tung đồng xu đẩy lui ma quỷ

Người dân Malaysia cũng có tục cúng vong linh người đã khuất với những mâm cúng đủ đầy, trà, hoa quả,...

Sự khác biệt duy nhất chính là nghi thức tung đồng xu được thực hiện bởi thầy tu. Họ tin rằng việc tung đồng xu và cầu nguyện sẽ đẩy lùi ma quỷ về bóng tối, còn cho người thân đã mất khuất có thể về thăm nhà và phù hộ cho họ.

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn 

Trong tháng cô hồn, người ta cũng kiêng kỵ nhiều điều để tránh xui xẻo, bao gồm:

  • Tránh làm những chuyện đại sự như cưới hỏi, mua nhà, chuyển nhà, kí hợp đồng,...
  • Không đi chơi đêm, đi qua những nơi vắng vẻ không được quay đầu lại
  • Không tùy tiện đốt tiền vàng mã
  • Không để mũi giày hướng về phía giường
  • Không phơi quần áo buổi đêm
  • Không ăn vụng đồ cúng
  • Không nhặt tiền lẻ rơi
  • Không treo chuông gió ở đầu giường
  • Không gọi tên vào ban đêm, không hát hoặc huýt sáo vào ban đêm
  • Không hù dọa người khác
  • Không nên thề thốt, hứa suông.
  • Không mặc đồ màu đỏ

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cần biết về tháng cô hồn, ý nghĩa ẩn sau ngày lễ này cũng nhưng cách cúng lễ cô hồn chuẩn để xua đuổi tà ma và cầu mong những điều may mắn. 

CÔNG TY CỔ PHẦN MAI VÀNG RỒNG VIỆT

  • Trụ sở chính và Showroom: Số 45 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0909 787 191

Viết bình luận