Văn cúng rằm tháng giêng Tết Nguyên tiêu đầy đủ nhất
Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ lớn trong văn hóa Việt Nam. Trong dịp này, người dân thường chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên, thần linh để cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Văn cúng rằm tháng giêng Tết Nguyên Tiêu đầy đủ nhất sẽ giúp bạn thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thần linh.
Ý nghĩa của Tết Nguyên tiêu rằm tháng giêng
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Trong đó, “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất và “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra, người Việt còn gọi ngày này là Tết Thượng Nguyên, phân biệt với Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười).
Tết Nguyên tiêu (từ ngày 14 - 15 tháng Giêng âm lịch) cũng được coi là “Tết muộn” vì nó diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán. Vào dịp này, những người không kịp về nhà đúng dịp năm mới sẽ có cơ hội được đoàn tụ cùng gia đình.
Đây là một ngày lễ quan trọng đối trong văn hóa của người Việt, quan niệm "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới, Ngày Rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Tất cả những điều may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.
Cúng rằm tháng giêng rất quan trọng giúp mang lại sự khởi đầu thuận lợi, may mắn cho cả năm mới
Ngày Rằm tháng Giêng, người Việt thường đi chùa lễ Phật hoặc các đền miếu, di tích lịch sử để cầu bình an, tốt lành cho bản thân và gia đình
Ngoài ra, tại gia đình cũng thường cúng lễ rất cẩn thận vào ngày này. Qua mâm cỗ cúng và văn cúng Rằm tháng Giêng để thể hiện lòng thành kính với Phật, các vị gia tiên. Đồng thời cầu mong một năm mới bình an, may mắn cho gia đạo.
Những vật phẩm cần chuẩn bị khi cúng Rằm tháng Giêng
Mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu
Vào ngày này thì đương nhiên không thể thiếu mâm cỗ cúng. Bạn có thể lựa chọn cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy ý. Dựa vào điều kiện gia đình để chuẩn bị sao cho phù hợp nhất. Các món ăn không cần quá đắt đỏ, cầu kỳ mà nên tập trung vào nguyên liệu tươi sạch, quá trình chuẩn bị thành tâm và nghiêm túc.
Nếu có bàn thờ Phật, thì bạn chuẩn bị mâm cúng chay hoặc đơn giản hơn thì chỉ cần mâm ngũ quả, 1 đĩa xôi hoặc chè, 1 lọ hoa tươi, bánh kẹo là được.
Thời gian cúng
Theo như phong tục, thời điểm cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào giờ Ngọ (11 - 13 giờ) trong ngày chính rằm (ngày 15/1 m lịch).
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện cúng trước vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Các giờ tốt như: Bính Thìn (7h - 9h) là giờ Tư Mệnh hoàng đạo, Mậu Ngọ (11h - 13h) là giờ Thanh Long hoàng đạo.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng
Lưu ý: Không nên cúng Rằm tháng Giêng sau 19 giờ ngày 15 tháng 1 Âm lịch. Tốt nhất nên hoàn thành việc cúng lễ trước 12h trưa cùng ngày.
Văn cúng Rằm tháng Giêng
Văn khấn Rằm tháng Giêng trong nhà
Nam mô A di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:
Ngụ tại:
Hôm nay là ngày rằm (hoặc 14 âm lịch) tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ……… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A di đà Phật! (3 lần).
Văn khấn cúng rằm tháng Giêng Thổ công
(Đối với những gia đình có bàn thờ các vị thần tài, hoặc các cơ quan, doanh nghiệp có bàn thờ thổ công, các vị thần).
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Kính lạy:
Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Ngài Đông Thần Quân
Ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Vác Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:...........
Ngụ tại:.................
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…. tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
>>> Tham khảo:
- Mẫu văn khấn ông công ông táo đầy đủ, chi tiết nhất
- Văn khấn mùng 1 tết giúp gia chủ gặp nhiều may mắn
- Văn khấn đêm giao thừa và những điều cần chú ý
Trong tâm thức người Việt, ngày Rằm tháng Giêng quan trọng chẳng kém Tết Nguyên đán. Với những bài văn cúng Rằm tháng Giêng được Mai Vàng Rồng Việt chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng này.
CÔNG TY CỔ PHẦN MAI VÀNG RỒNG VIỆT
- Trụ sở chính và Showroom: Số 45 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Showroom 2: Số 92-94-96 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM
- Hotline: 0909 787 191
Viết bình luận