3 lưu ý quan trọng khi trang trí bàn thờ ngày Tết 

Tết Nguyên Đán là dịp lễ trọng đại của người Việt. Bên cạnh việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa khang trang, gọn gàng thì với quan niệm “trần sao âm vậy” thì việc trang trí bàn thờ ngày tết cũng được chú trọng. Trong bài viết dưới đây, Mai Vàng Rồng Việt xin chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về cách trang trí bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên kèm theo những đại kỵ cần tránh.

Ý nghĩa của việc dọn dẹp và trang trí bàn thờ ngày Tết

Dọn dẹp và trang trí bàn thờ gia tiên là một trong những phong tục ngày Tết quan trọng. Quá trình này còn được gọi là “bao sái” - nghĩa là thực hiện lau dọn vệ sinh bát hương. 

Thường sau khi cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sắp xếp thời gian thực hiện dọn dẹp bàn thờ, bao sái bát hương. Vì quan niệm rằng đây là thời điểm mà “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ dọn dẹp nơi thờ cúng đón Tết sao cho đến đêm Giao thừa, khi các vị thần linh trở về thì “nhà cửa” đã gọn gàng, sạch sẽ.

Công việc chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi bàn thờ, lư đèn, hóa chân nhang (đốt các chân nhang cũ), treo đèn và bày biện đồ lễ. Các đồ thờ tự có thể hạ xuống để lau chùi, đánh bóng.

Trang trí bàn thờ ngày Tết là cách thể hiện lòng thành kính với tổ tiên

Bàn thờ ngày Tết cần có những gì? 

Đồ thờ cúng

  • Ngai thờ
  • Đài thờ và chóe thờ: Đây là vật đại biểu cho sự sung túc, thường có 3 lọ để chứa muối, gạo và rượu.
  • Bát hương, lư hương (đỉnh thờ)
  • Hoa tươi: Gia chủ nên chọn những loại hoa tươi có ý nghĩa tốt lành, như hoa cúc, hoa hồng, hoa mai, hoa đào,...
  • Mâm ngũ quả: Mỗi loại quả trên mâm ngũ quả đều có ý nghĩa riêng, tượng trưng cho sự sung túc, may mắn, tài lộc.
  • Hoa tươi: Hoa tươi mang lại hương thơm dịu nhẹ, thanh khiết, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên
  • Trầu cau: Trầu cau là vật phẩm tượng trưng cho sự giao hòa, gắn kết. Trầu cau thường được đặt ở hai bên bát hương, thấp hơn bát hương.

Đồ trang trí bàn thờ

  • 2 cây đèn dầu hoặc nến thơm: tượng trưng cho ánh sáng soi đường cho tổ tiên và cũng để xua đuổi tà khí. Đèn dầu, nến thường được đặt ở hai bên bát hương, cao hơn bát hương.
  • 2 lọ hoa: 1 lọ cắm hoa tươi, 1 lọ đựng cây vàng, cây bạc.

Nếu không có cây vàng, cây bạc (thay thế bằng sản phẩm dát vàng khác) hoặc muốn bày thờ trở nên đẹp hơn, nhiều ý nghĩa hơn thì gia chủ có thể sắm sửa thêm lá bồ đề mạ vàng.

Lá Bồ Đề là một vật phẩm tượng trưng cho Đức Phật (do cây bồ đề gắn liền với quá trình tu tập và giác ngộ của Ngài). Lá bồ đề chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp về sự giác ngộ, trí tuệ thông suốt cũng như lòng từ bi, yêu thương và sự che chở Đức Phật. Bên cạnh đó, với sắc vàng sang trọng, đây cũng là vật phẩm phong thủy giúp thu hút tài lộc, vận may đến cho gia chủ.

Lá Bồ Đề Hạnh Phúc mạ vàng là vật phẩm trang trí bàn thờ cao cấp

Lá Bồ Đề Hạnh Phúc mạ vàng là vật phẩm trang trí bàn thờ cao cấp

Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Cách sắp xếp đồ thờ cúng trên bàn thờ gia tiên cần đảm bảo sự trang nghiêm, cân đối. Đồ thờ cúng cần được bày biện gọn gàng, ngăn nắp, tránh bày biện quá nhiều đồ vật làm che lấp ảnh thờ hoặc khiến bàn thờ trở nên chật chội, rối mắt.

  • Chính giữa bàn thờ là bát hương có cây trụ để cắm nhang vòng và có hai bát hương bên trái, bên phải tạo nên thế tam tài. 
  • Phía trước bát hương là mâm ngũ quả, hai bên bát hương là đèn thờ (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng bên phải.
  • Lọ hoa đặt chéo với đèn thờ. Kỷ chén thờ được đặt ở hai bên bàn thờ, đối xứng với đèn thờ.

Bàn thờ ngày Tết được bày trí trang trọng, kỹ lưỡng

Bàn thờ ngày Tết được bày trí trang trọng, kỹ lưỡng

>>> Xem thêm:

Lưu ý trang trí bàn thờ ngày tết

Lưu ý khi hạ bàn thờ

Trước khi lau dọn bàn thờ, bạn cần chuẩn bị đồ thờ cúng mới, sạch sẽ. Bạn cũng cần thắp hương để báo cáo với tổ tiên, thần linh về việc lau dọn bàn thờ.

Khi hạ các bát hương, bạn cần phải ghi nhớ vị trí để khi đặt lại trên bàn thờ sao cho đúng thứ tự. Ngoài ra, nên dọn từ trên cao xuống, để tránh bàn thờ đặt bên dưới bị bụi bẩn bám vào nếu được lau dọn đầu tiên.

Cách lau dọn bàn thờ

  • Đối với bát hương, cần rút bớt chân nhang ra, chỉ để lại một ít chân nhang theo số lẻ như 3, 5 hoặc 7. Phần nhang đã rút ra thì để riêng, để đốt thành tro chứ không được vứt vào thùng rác.
  • Sử dụng khăn mới và sạch để lau bàn thờ và các đồ vật thờ cúng. Tuyệt đối không sử dụng khăn hay chổi quét bàn ghế để thay thế, đây được xem là thiếu tôn trọng đối với những người đã khuất.
  • Dùng nước thơm (hay còn gọi là nước ngũ vị hương - gồm quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn) hoặc rượu gừng, rượu trắng để “tẩy uế”. 

Lưu ý khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Bày biện bàn thờ ngày Tết

Sử dụng hoa tươi khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Khi trang trí bàn thờ nói chung và bàn thờ ngày Tết nói riêng, tốt nhất là bạn nên sử dụng hoa tươi. Nhiều gia đình có thói quen sử dụng hoa nhựa vì để được lâu, không phải thay mới thường xuyên. 

Tuy nhiên điều này là không nên vì những vật phẩm trên bàn thờ đều thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Sử dụng hoa tươi với màu sắc chân thực, hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết sẽ làm tăng thêm sự trang trọng và thẩm mỹ cho bàn thờ.

Trang trí bàn thờ ngày Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Việc trang trí bàn thờ một cách chu đáo, trang nghiêm thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Hy vọng với những thông tin trên đây, sẽ giúp bạn đọc có những sự chuẩn bị tốt nhất cho phong tục ngày Tết này. 

CÔNG TY CỔ PHẦN MAI VÀNG RỒNG VIỆT

  • Trụ sở chính và Showroom: Số 45 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Showroom 2: Số 92-94-96 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM
  • Hotline: 0909 787 191

>>> Xem thêm:

Viết bình luận