15+ phong tục ngày Tết Nguyên đán của người Việt

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử đầy nhiều biến động, từ thời phong kiến bị đô hộ bởi Trung Quốc cho đến những năm tháng dưới ách thống trị của thực dân, rồi cả thời kỳ hiện đại với quá trình hội nhập văn hóa, nhưng tất cả đều không làm mai một đi những phong tục ngày Tết của người Việt. Trong bài viết này, Mai Vàng Rồng Việt sẽ tổng hợp 15+ phong tục ngàu Tết nổi bật của dân tộc Việt Nam, mời bạn cùng theo dõi!

Phong tục tập quán là gì?

Theo Bách khoa toàn thư, phong tục là những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử. Ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Phong tục không mang tính bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Phong tục tập quán là nét đặc trưng của mỗi dân tộc - phần nào thể hiện tính cách và bản sắc của một dân tộc.

Phong tục ngày Tết của người Việt

Dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam có nhiều phong tục tập quán đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt. Việc ghi nhớ và thực hiện các phong tục ngày Tết này một cách thành kính và trân trọng không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn những giá trị truyền thống mà còn là cách để chúng ta có thể ghi nhớ cội nguồn của dân tộc.

Phong tục cúng ông Công, ông Táo

Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục ngày tết quan trọng của người Việt Nam. Theo quan niệm của người Việt, ông Công, ông Táo là vị thần cai quản bếp núc của mỗi gia đình. 

Lễ cúng ông Công, ông Táo được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp  Âm lịch. Vào ngày này, mọi gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ khu vực bếp, bày biện mâm cỗ, mua cá vàng và không thể thiếu quần áo và tiền vàng để cúng ông Công, ông Táo về trời - báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình của gia đình trong năm cũ.

Cá vàng sau khi cúng xong thì sẽ đem đi phóng sinh ra sông, hồ.

Phong tục cúng ông Công, ông Táo 

Cúng ông Công ông Táo cần hoàn tất trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp

Phong tục ngày Tết gói bánh chưng

Bánh chưng hay bánh tét là lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng ngày Tết và cũng là món ăn truyền thống không thể thiếu. Nhiều gia đình gói bánh chưng và tặng cho hàng xóm láng giềng, người thân như một món quà Tết ý nghĩa.

Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày” đã xuất hiện từ đời Hùng Vương thứ 6, thể hiện đặc tính của một nước nông nghiệp lâu đời. Bánh chưng, bánh tét được làm từ gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, lá dong với hình dáng tượng trưng cho trời tròn và đất vuông. Vì thế theo quan niệm xưa trong đón Tết cổ truyền, chiếc bánh chưng Tết thể hiện trời đất giao hòa, nói lên ước mơ về một năm mới sung túc, hạnh phúc và an lành.

Phong tục ngày Tết gói bánh chưng

Mọi người quây quần gói bánh chưng, bên bếp lửa nồng đượm mùi khói càng làm ngày tết thêm ý nghĩa và đáng nhớ

Chơi hoa dịp Tết

Tết Nguyên Đán thường diễn ra vào dịp đầu xuân - được ví như một khởi đầu mới, vạn vật sinh sôi, trăm hoa đua nở. Vì thế, trưng các loại hoa trong nhà không chỉ giúp không gian đẹp hơn, mà còn tăng thêm sinh khí tươi mới, thêm vui tươi, rước lộc vào nhà.

Ở miền Bắc, hoa Tết đặc trưng là hoa đào, hoa mai trắng; còn ở miền Nam là hoa mai vàng. Ngoài ra, các gia đình còn chơi cây quất cảnh hoặc những loài hoa khác như: hoa lan, hoa thủy tiên, cúc vạn thọ, hoa đồng tiền,...

Đi dạo chợ hoa tết là một hoạt động không thể thiếu trong những ngày Tết

Đi dạo chợ hoa tết là một hoạt động không thể thiếu trong những ngày Tết

Có thể bạn quan tâm: Cách cắm hoa ngày tết trên bàn thờ mang lại nhiều tài lộc

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả bày lên bàn thờ gia tiên là một phong tục truyền thống ngày Tết không thể thiếu. Mâm ngũ quả thường được chưng vào ngày 30 tháng Chạp hoặc mùng 1 Tết. Mỗi vùng miền sẽ có những mâm ngũ quả khác nhau, tùy vào sản vật của từng địa phương. 

Mâm ngũ quả tượng trưng cho ước mong của gia chủ về một năm mới bình an, đầy đủ và sung túc

Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Trước Tết Nguyên Đán, mọi gia đình người Việt đều tất bật dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng đón chào năm mới. Phong tục ngày Tết này được coi là một cách để xua đuổi những điều không may mắn của năm cũ, đón chào những điều tốt đẹp của năm mới.

Các vật dụng như khay mứt tết, bộ ấm trà... được gia chủ trưng bày đẹp mắt để chuẩn bị đón Tết. Các chậu cây, chậu hoa, các dây đèn nhấp nháy hay những bức tranh, đôi câu đối,... cũng được trưng bày giúp không gian mới mẻ, vui tươi.

Đặc biệt, việc dọn dẹp phải được tiến hành từ trước tết (nghĩa là trước đêm giao thừa). Vì theo quan niệm dân gian, từ đêm giao thừa đến khoảng hết mùng 3 tết sẽ không quét nhà hay đổ rác ra ngoài vì cho rằng đó là hành động đẩy tài lộc theo rác ra khỏi nhà.

Trang trí nhà cửa ngày Tết giúp không gian thêm tươi mới, đón những điều lành điều may

Trang trí nhà cửa ngày Tết giúp không gian thêm tươi mới, đón những điều lành điều may

Mua quà biếu Tết 

Tết là một trong những dịp trọng đại nhất đối với mỗi người Việt và đây cũng là thời điểm tuyệt vời để mọi người gửi tặng nhau những lời chúc, những món quà ý nghĩa để thể hiện tấm lòng và sự yêu quý với những người xung quanh. Do đó mà việc mua quà tặng biếu Tết cũng rất được quan tâm.

Ngoài những món quà tết phổ biến như giỏ quà Tết, hộp quà Tết với bánh kẹo, trái cây, rượu,.. thì một xu hướng quà biếu tết cao cấp hiện nay là những vật phẩm phong thủy, quà tặng dát vàng.

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm của Mai Vàng Rồng Việt được “săn đón” nhất trên thị trường như: Lá Bồ Đề Hạnh Phúc mạ vàng 24K, Cây Mai mạ vàng, cây Bồ Đề mạ vàng, Hoa Đào mạ vàng 24k,...

Quà tặng biếu Tết mạ vàng cao cấp tại Mai Vàng Rồng Việt 

Quà tặng biếu Tết mạ vàng cao cấp tại Mai Vàng Rồng Việt 

Những sản phẩm này không chỉ chứa đựng những ý nghĩa tâm linh và phong thủy, hỗ trợ rất tốt cho chủ phẩm về đường công danh, sự nghiệp, tiền tài, sức khỏe,... mà còn là món đồ trang trí vô cùng tinh xảo, giúp nâng tầm không gian và thể hiện đẳng cấp.


Các sản phẩm của Mai Vàng Rồng Việt gây ấn tượng với vẻ ngoài hoàn mỹ và chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc

Thăm mộ tổ tiên

Đây là một hoạt động thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Thăm mộ tổ tiên thường được thực hiện vào những ngày cuối năm - vào trước Tết Nguyên Đán. Người Việt Nam tin rằng, việc thăm mộ tổ tiên sẽ giúp cho linh hồn của ông bà, tổ tiên được siêu thoát, an lành.

Khi thăm mộ tổ tiên, con cháu thường mang theo hoa, quả, hương, đèn, vàng mã,... để thắp hương, cúng bái và đọc văn khấn Thanh minh.

Thực hiện sửa sang lại phần mộ, dọn cỏ, phát quang,... để phần mộ được sạch sẽ, trang nghiêm.

Thực hiện sửa sang lại phần mộ, dọn cỏ, phát quang,... để phần mộ được sạch sẽ, trang nghiêm.

Các phong tục ngày tết quan trọng Cúng tất niên

Cúng tất niên là nghi lễ quan trọng dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Cúng tất niên được thực hiện vào chiều 30 tháng Chạp. Mâm cỗ cúng tất niên thường rất cầu kỳ, tươm tất, thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với tổ tiên, thần linh. Bữa cơm tất niên cũng là lúc mà mọi thành viên cùng ngồi lại, tổng kết năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.

Mâm cơm tất niên

Bữa ăn tất niên là bữa ăn đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ


Đón giao thừa

Sau bữa cơm tất niên thì một trong các phong tục ngày Tết tiếp theo cũng rất được mọi người đón chờ là đón giao thừa. Đây là khoảnh khắc linh thiêng - thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Là khoảnh khắc đất trời giao hoa, con người và vạn vật thiên nhiên trở nên gần gũi nhất. 

Vào thời khắc giao thừa, mọi thành viên trong gia đình cùng nhau đón chào năm mới, cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc và gửi tặng nhau những câu chúc Tết hay, ý nghĩa. Trong lúc này, sẽ đồng thời thực hiện nghi thức cúng giao thừa, văn khấn đêm giao thừa.

Phong tục ngày Tết đón giao thừa

Thời khắc giao thừa được đánh dấu bằng những màn pháo hoa chào đón năm mới

Hái lộc đầu xuân

Hái lộc đầu xuân thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết. Trên đường chùa hoặc xuất hành, người ta thường hái những cành cây non, chồi lá xanh tươi, mang về nhà để cắm trong bình hoa hoặc treo trước cửa nhà.

Theo quan niệm của người Việt Nam, hái lộc đầu xuân sẽ mang đến cho gia đình sự may mắn, tài lộc, và hạnh phúc trong năm mới.

Xông đất

Xông đất là một trong các phong tục ngày Tết được nhiều gia đình thực hiện. Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu tiên trong năm sẽ có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của gia đình trong năm đó. Vì vậy, mọi người thường rất coi trọng việc chọn người xông đất. 

Xin chữ

Xin chữ đầu năm thường được thực hiện vào những ngày đầu năm mới. Người ta thường đến các đình chùa, miếu mạo hoặc các nhà thư pháp để xin chữ. Những chữ thường được xin đầu năm bao gồm: Phúc, Lộc, Thọ, An,...

Xin chữ ngày đầu năm chứa đựng mong ước cả năm mới may mắn, bình an và phúc lộc thọ ngập tràn 

Xin chữ ngày đầu năm chứa đựng mong ước cả năm mới may mắn, bình an và phúc lộc thọ ngập tràn 

Phong tục dựng cây nêu Tết

Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch - cũng  là ngày Táo quân về trời. Khi đó vì không có thần linh canh giữ nên ma quỷ rất dễ đến quấy nhiễu. Do vậy người ta dựng cây nêu để xua đuổi ma quỷ.

Cây nêu thường là cây tre cao khoảng 6 mét, được dựng trước sân nhà. Trên ngọn nêu có treo rất nhiều thứ (tùy vào phong tục của mỗi địa phương), ví dụ như: bùa trừ tà, vàng mã, bầu rượu bên bằng rơm, tấm vải điều,... 

Phổ biến nhất là những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung. Mỗi khi gió thổi, những khánh đất va vào nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai, đồng thời là âm thanh báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu

Chúc tết và mừng tuổi

Chúc Tết và lì xì ngày Tết là những hoạt không thể thiếu trong trong dịp trọng đại nhất của người Việt này. Vào những ngày này, mọi người thường đi chúc Tết họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp. Đồng thời, người lớn thường mừng tuổi cho trẻ em, với mong muốn trẻ em sẽ luôn khỏe mạnh, vui vẻ, học giỏi.

Phong tục ngày Tết lì xì

Phong tục ngày Tết lì xì

Xuất hành

Sau khi qua ngày mùng 1 Tết thì nhiều gia đình sẽ chọn xem ngày tốt, xem hướng để xuất hành, nhằm cầu mong năm mới với nhiều thuận lợi trong công việc, tiền tài hay học tập.

Đi lễ chùa đầu năm

Đây là một phong tục ngày tết mang đậm nét đẹp văn hóa của dân tộc, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với Phật, cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.

Khi đi lễ chùa đầu năm, người ta thường mang theo hương, hoa, quả, tiền lẻ,... để dâng cúng Phật. Người ta cũng thường cầu nguyện cho gia đình được bình an, hạnh phúc, con cái học hành thành đạt, công việc thuận lợi,...

Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt, thể hiện tấm lòng tôn kính với Phật 

Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt, thể hiện tấm lòng tôn kính với Phật 

Trên đây, Mai Vàng Rồng Việt đã giới thiệu các phong tục ngày Tết truyền thống Việt Nam.  Chúc mọi người một năm mới nhiều bình an, may mắn và tài lộc.

>>> Xem thêm: Tổng hợp những câu chúc Tết hay, ý nghĩa nhất

CÔNG TY CỔ PHẦN MAI VÀNG RỒNG VIỆT

  • Trụ sở chính và Showroom: Số 45 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Showroom 2: Số 92-94-96 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM
  • Hotline: 0909 787 191

Viết bình luận