4 đặc điểm phân biệt Phật Di Lặc và Thần Tài cực đơn giản

Phật Di Lặc và Thần Tài là hai vị được thờ cúng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai vị  này. Để thờ cúng đúng cách, tránh những hiểu lầm không đáng có, chúng ta cần phân biệt Phật Di Lặc và Thần Tài.

Vì sao Phật Di Lặc và Thần Tài dễ bị nhầm lẫn?

Phật Di Lặc và Thần Tài bị nhầm lẫn chủ yếu là do ngoại hình khá tương đồng của cả hai. Theo văn hóa phương Đông, cả Phật Di Lặc và Thần Tài đều được tạo hình tượng là một người đàn ông có vẻ ngoài mập mạp. khuôn mặt tròn đầy phúc hậu và luôn nở nụ cười hạnh phúc. 

Thêm vào đó, cả Phật Di Lặc và Thần Tài đều được người Á Đông (đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam)  xem là biểu tượng của may mắn và tài lộc.

Tuy nhiên đây thực chất lại là 2 vị hoàn toàn khác nhau, một vị là Phật còn một vị là Thần. Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng đi kèm với đó, hai vị này cũng có những nét khác biệt riêng.  

Phật Di Lặc và Thần Tài có ngoại hình khá tương đồng và đều là là biểu tượng của may mắn và tài lộc.

Phật Di Lặc và Thần Tài có ngoại hình khá tương đồng và đều là là biểu tượng của may mắn và tài lộc.

Sự khác nhau giữa Phật Di Lặc và Thần Tài 

Để có thể phân biệt Phật Di Lặc và Thần Tài thì không quá khó. Bạn chỉ cần chú ý vào một số chi tiết trong tạo hình của 2 vị. Ngoài ra, sự khác nhau giữa Phật Di Lặc và Thần Tài còn thể hiện ở nguồn gốc, ý nghĩa cũng như cách thờ cúng của từng vị. 

Về nguồn gốc

Nguồn gốc của Phật Di Lặc: Phật Di Lặc có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ. Theo giáo lý nhà Phật thì Phật Di Lặc là vị Phật thứ năm (và cũng là cuối cùng) sẽ xuất hiện sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt - khi Phật Pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên. Phật Di Lặc xuất hiện sẽ cứu độ chúng sinh, mang ánh sáng và sự an lạc, hạnh phúc đến khắp nhân gian.

Phật Di Lặc có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ

Phật Di Lặc có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ

Nguồn gốc của Thần Tài: 

Thần Tài là một vị thần quan trọng quen thuộc trong tín ngưỡng người Việt và một số nước phương Đông như Trung Quốc, Tây Tạng và Ấn Độ. Trái ngược với Phật Di Lặc có nguồn gốc từ Đạo Phật thì Thần Tài lại gắn liền với những truyền thuyết dân gian. Ở mỗi nước, Thần Tài lại gắn liền với những sự tích khác nhau. 

Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc: Thần Tài gắn liền với nhân vật Phạm Lãi - một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa. Ông buôn bán rất mát tay, chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã phát tài. Phần lớn được ông đem phân phát cho người nghèo. Do đó, người đời tôn sùng ông là Thần Tài.

Trong sự tích của người Việt, Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thần Thổ Địa), vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. 

phân biệt Phật Di Lặc và Thần Tài

Nguồn gốc của Thần Tài gắn với những truyền thuyết dân gian

Phân biệt phật Di Lặc và Thần Tài dựa theo hình dáng

Tượng Phật Di Lặc 

Ngài được tái hiện với hình dáng của một người đàn ông mập mạp, bụng phệ, tai to, khuôn mặt tròn trĩnh phúc hậu, nụ cười tươi thường trực lộ rõ vẻ an nhiên, tự tại. Phật thường cầm tràng hạt hoặc trong dân gian được sáng tạo đa dạng với các biểu tượng của tài lộc như túi tiền, thỏi vàng, hồ lô,...

Ngoài ra, Phật Di Lặc rất gần gũi và quý mến trẻ con cho nên bên cạnh Ngài cũng có nhiều trẻ con. 

Phân biệt phật di lặc và thần tài theo hình dáng
Phật Di Lặc thường để mình trần, tay cầm thỏi vàng hoặc hồ lô, xung quanh có nhiều trẻ con

Tượng Thần Tài

Thần Tài cũng được tái hiện là một ông lão có vui vẻ, tươi cười. Tuy nhiên, khác biệt là Thần được sáng tạo dựa trên một vị quan nên trang phục có phần trang nghiêm hơn: đầu đội mũ mão, đai lưng rộng, tay cầm quạt và cành vàng. Thần Tài có chòm râu dài; còn Phật Di Lặc là vị hòa thượng không có râu.

Thần Tài (bên trái) được tái hiện theo hình ảnh của vị quan nên có trang phục trang nghiêm hơn và  chòm râu dài

Thần Tài (bên trái) được tái hiện theo hình ảnh của vị quan nên có trang phục trang nghiêm hơn và  chòm râu dài

Về ý nghĩa

Phật Di Lặc là một vị Phật, đã trải qua quá trình tu hành và giác ngộ cho nên mang ý nghĩa lớn lao hơn, bao trùm cho muôn sự hạnh phúc, an lạc. Phật sống một cuộc đời thanh thản, tiêu dao, vô thường, vô ngã.

Còn Tượng Thần Tài chỉ mang ý nghĩa về mặt tài lộc, sung túc - vị Thần bảo hộ cho những người kinh doanh, buôn bán được đông khách, mua may bán đắt,...

Vì thế mà trong hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam có ngày Ngày Mùng 10 tháng Giêng (mùng 10 Tết Nguyên đán) được chọn làm ngày thờ thần tài đầu năm hay còn gọi là ngày vía Thần Tài.

Ngày Vía Thần Tài

Vào ngày vía Thần Tài, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng sẽ khai trương, mở hàng,... Đây cũng là dịp mà mọi người tấp nập, đổ xô đi mua vàng để cầu mong một năm mới phát tài phát đạt.

Về cách thờ cúng

Phật Di Lặc thường được thờ cúng ở những nơi trang nghiêm như phòng thờ, phòng khách,... Phật Di Lặc có thể được thờ cùng với bàn thờ gia tiên, nhưng phải đặt ở vị trí cao hơn. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể thực hiện nghi thức khai quang, hô thần nhập tượng để gia tăng tính linh, hỗ trợ cho gia chủ.

Ngoài ra, tượng Phật Di Lặc cũng thường được đặt phía trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Vị trí này có những ý nghĩa như sau:

  • Phật Di Lặc sẽ cai quản và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái.
  • Phật Di Lặc đặt trên đầu bàn thờ Ông Địa và hướng ra cửa chính. Phật sẽ biến đổi toàn bộ luồng khí vào nhà thành những năng lượng tốt, mang lại tài lộc và ấm no cho gia chủ.

Trong khi đó, bàn thờ Thần Tài được lập ở những góc nhà. Tại Việt Nam, Thần Tài được thờ chung bàn thờ với ông Địa. Lễ vật thờ cúng giản dị và tùy tâm.

Tượng Phật Di Lặc cũng thường được đặt phía trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài

Tượng Phật Di Lặc cũng thường được đặt phía trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài

>>> Có thể bạn quan tâm:

Phân biệt Phật Di Lặc và Thần Tài với Ông Địa

Ngoài ra, cũng có 1 vị thần cũng thường bị nhầm lẫn với Phật Di Lặc và Thần Tài đó là Ông Địa

Hình ảnh ông Địa được khắc họa vô cùng giản dị và gần gũi. Tượng Ông Địa có hình dáng một ông lão bụng to, mặt tròn, đầu đội nón lá, tay cầm quạt và gậy. Ông Địa rất thích chơi đùa với trẻ con nên thường xuất hiện trong các đám rước, các đoàn múa lân sư rồng,...

Mặc dù Thần Tài được coi một hình tượng khác của Thần Đất nhưng cả 2 đều chứa đựng ý nghĩa giúp con người làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió, cho nên người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa.

Hình ảnh minh họa của Thần Tài - Ông Địa

Hình ảnh minh họa của Thần Tài - Ông Địa

Trên đây là những chia sẻ của Mai Vàng Rồng Việt về cách phân biệt Phật Di Lặc và Thần Tài. Hy vọng đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích, giúp quá trình thờ cúng đúng nghi thức và hiệu quả.

CÔNG TY CỔ PHẦN MAI VÀNG RỒNG VIỆT

  • Trụ sở chính và Showroom: Số 45 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Showroom 2: Số 92-94-96 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM
  • Hotline: 0909 787 191

Viết bình luận