4 lưu ý tự thi công dát vàng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Dát vàng là kỹ thuật không quá khó nhưng cần có sự tỉ mỉ và khéo léo để tạo ra những sản phẩm có độ hoàn thiện cao nhất. Nếu bạn đang có dự định tự thực hiện dát vàng những món đồ nội thất, đồ trang trí đơn giản tại nhà thì hãy theo dõi bài viết chia sẻ kinh nghiệm thi công dát vàng dưới đây nhé!
Chọn lựa vật liệu dát vàng
Việc lựa chọn vật liệu dát vàng là vô cùng quan trọng. Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm dát vàng: từ lá vàng, keo dán, chổi các loại,.... Mỗi vật liệu lại có nhiều loại khác nhau với những đặc điểm, tính chất khác nhau. Do đó người thi công dát vàng cần tìm hiểu kỹ để cho sản phẩm phù hợp và chất lượng cao. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn vật liệu dát vàng Mai Vàng Rồng Việt chia sẻ đến độc giả:
Lá vàng
Lá vàng - vật liệu quan trọng nhất quyết định rất nhiều đến độ thẩm mỹ của thành phẩm. Các loại lá vàng rất đa dạng, nhiều mã vàng, mã bạc với màu sắc khác nhau từ lá vàng công nghiệp (vàng 14K, 18K, 22K) và vàng thật 24K.
- Lá vàng thông thường: Có thể bong, độ dẻo, độ bóng khá đẹp. Phù hợp đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất, phào chỉ, làm móng nghệ thuật, dát điện thoại,...
- Lá vàng 22K: Được kết cấu bằng các phân tử hạt cực kỳ mịn, khá mềm và ánh vàng rất đẹp - hiệu quả tương đương với vàng nguyên chất 24K về độ bền và độ mịn.
- Vàng nguyên chất 24K: độ mịn cực cao, mềm và sáng đẹp. Ứng dụng trong dát đồ thờ, nội thất, làm đẹp và ẩm thực,...
Trên thị trường hiện có nhiều loại vàng lá khác nhau phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng
Lưu ý: những loại lá vàng khác nhau sẽ có độ dày mỏng và độ dai, giòn khác nhau. Do đó khi lựa chọn bạn nên trao đổi kỹ với người bán hàng để tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, mục đích cũng như ngân sách. Mai Vàng Rồng Việt khuyến khích lựa chọn lá vàng có độ dai vừa phải, không quá mỏng dễ bị vụn nát nhưng cũng không nên dày quá vì sẽ làm cho lớp dát vàng không được bóng đẹp.
Dù lựa chọn loại nào thì điều quan trọng nhất là tìm mua sản phẩm từ những nhà cung cấp uy tín, chất lượng.
Chổi quét keo
Chổi quét keo phải là loại đầu mảnh, lông mềm để dễ thao tác trên những chi tiết nhỏ và giúp độ mềm của chổi sẽ giúp lớp keo vẽ được mỏng và đều hơn. Với những hoa văn lớn hơn có thể sử dụng chổi đầu to hơn.
Bộ sản phẩm thi công dát vàng tại nhà
Keo
Keo dát vàng là loại keo chuyên dụng có độ bám dính cao, giúp lá vàng bám chặt vào bề mặt đồ vật một cách chắc chắn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng lá vàng. Trên thị trường hiện nay phổ biến 2 loại keo dát vàng là: keo gốc dầu (gốc PU) và keo gốc nước.
Keo gốc dầu
- Phải pha loãng bằng các loại dung môi (xăng thơm, dầu hỏa,...) nên đôi khi sẽ có mùi hơi khó chịu. Thời gian keo khô phụ thuộc vào thời tiết, độ dày lớp keo, tỷ lệ pha dung môi và cần lưu ý là phải để keo khô tự nhiên (không có tác động nhiệt).
- Loại này thích hợp để sử dụng thi công dát vàng trên các chất liệu có độ trơ, không thấm hút như: nhựa, kim loại, thủy tinh, đá, gỗ.
Vật liệu thi công dát vàng
Keo gốc nước:
- Được pha loãng bằng nước, ít mùi hoặc không có mùi, độ bám dính tốt và dễ sử dụng. Thời gian khô của keo có thể rút ngắn bằng cách dùng máy sấy tóc sấy nhẹ bề mặt keo.
- Sử dụng hiệu quả với các chất liệu có độ thấm hút như xi măng, thạch cao, da, giấy,...
Các sản phẩm keo thi công dát vàng hiện nay rất đa dạng, đến từ nhiều thương hiệu và được phân phối bởi nhiều đơn vị khác nhau. Việc lựa chọn loại keo đảm bảo chất lượng và phù hợp sẽ giúp cho lớp vàng dát lên được phẳng mịn, bền màu cũng như độ bám dính chắc chắn.
Lựa chọn vật liệu thi công dát vàng phù hợp sẽ gia tăng độ hoàn thiện, thẩm mỹ cho sản phẩm
Thời điểm dát vàng
Khi thực hiện kỹ thuật dát vàng, bên cạnh thời gian chờ keo khô thì thời điểm dát vàng cũng rất quan trọng. Thời điểm dát vàng là yếu tố ảnh hưởng đến độ bóng và mịn của vàng lá sau khi dát. Bạn nên chọn những ngày nắng, khô ráo thì sẽ thuận lợi hơn. Tránh những hôm nồm ẩm, độ ẩm cao thì keo sẽ lâu khô hơn, thời gian thi công bị kéo dài và cũng ảnh hưởng đến độ hoàn thiện sản phẩm.
Nên thi công dát vàng vào những ngày khô ráo, độ ẩm thấp để lớp vàng lá có độ bóng mịn
Thời gian chờ keo khô
Một trong những sai lầm thường gặp trong quá trình thi công dát vàng, nhất là với người chưa có kinh nghiệm đó chính là chưa xác định được độ khô của keo thích hợp. Từ đó dẫn đến việc dát lá vàng khi keo còn ướt => lá vàng bị nhăn, xỉn màu hoặc khi keo quá khô => mất độ bám dính cho lá vàng.
Sau khi quét keo dát vàng, bạn cần chờ keo khô theo như thời gian khuyến nghị mà nhà sản xuất đã hướng dẫn. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết cũng như tỷ lệ pha dung môi. Do đó, một cách để kiểm tra xem keo đã khô đủ độ là chạm nhẹ vào thấy keo vẫn dính nhưng nhấc tay lên dễ dàng và keo không dính vào tay.
Xác định keo có độ khô thích hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Phủ dầu bóng đúng lúc
Đây là công đoạn cuối cùng trong thi công dát vàng để tạo ra lớp bảo vệ lớp dát vàng, hạn chế trầy xước và làm bay lớp vàng. Thời gian thích hợp để quét dầu bóng là 24h sao khi dát vàng (lưu ý là trong điều kiện thời tiết nắng ráo, khô).
Trên đây là những thông tin cơ bản về kỹ thuật dát vàng và các lưu ý khi thi công dát vàng. Để đạt được kết quả tốt nhất, cần lựa chọn đơn vị thi công dát vàng chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và sử dụng vật liệu dát vàng chất lượng. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật dát vàng và cách sử dụng nó để tạo ra các sản phẩm bền đẹp.
CÔNG TY CỔ PHẦN MAI VÀNG RỒNG VIỆT
Trụ sở chính và Showroom: Số 45 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Showroom 2: Số 92-94-96 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0909 787 191
Viết bình luận