Tìm hiểu kỹ thuật dát vàng công phu tỉ mỉ
Dát vàng là một trong những nghề truyền thống có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Ngày nay, việc phủ vàng đã trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn nhờ vào các công nghệ hiện đại (mạ vàng) nhưng kỹ thuật dát vàng thủ công vẫn nhận được sự quan tâm và ưa chuộng. Trong bài viết này, Mai Vàng Rồng Việt sẽ chia sẻ đến bạn quy trình dát vàng, từ đó hiểu thêm tại sao những vật phẩm dát vàng lại có giá thành cao gấp nhiều lần so với mạ vàng.
Dát vàng là gì?
Dát vàng là quá trình sử dụng những lá vàng rất mỏng, sau đó dát lên đồ vật. Nguyên liệu dát vàng thường là vàng ta (vàng 9999), vàng 24K (vàng 999) hoặc vàng tây (14K - 18K,... là sự pha trộn vàng 24K cùng một số kim loại khác để tăng độ cứng).
Những lá vàng dùng trong kỹ thuật dát vàng thường được làm dẹt và mỏng nhất có thể. Từ vàng thỏi hoặc vàng miếng thì làm thành những lát vàng thật mỏng, sau đó cắt thành hình vuông và đặt vào giữa những giấy quỳ. Thông thường 1 chỉ vàng = 3.75 g sẽ dập được khoảng một nghìn tờ vàng lá - tương đương 1m2. Tại Việt Nam, làng nghề duy nhất sản xuất vàng quỳ tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội (có từ khoảng thế kỷ 18).
Phương pháp dát vàng yêu cầu kinh nghiệm, sự tỉ mỉ và tâm huyết của người thợ
Những lá vàng này sẽ được phủ đều trên sản phẩm, đảm bảo lá vàng bám đều vào sản phẩm mà không được ấn tay. Công việc dát vàng phải được thực hiện ở nơi kín gió, tránh các tác động từ gió và ngoại lực làm xô lệch lá vàng. Sau khi sản phẩm được phủ kín vàng lá, người thợ sẽ dùng bút lông để đánh bóng. Những vụn vàng bám chặt vào sản phẩm và tạo độ kết dính.
Cách dát vàng trên gỗ và các chất liệu khác
Dưới đây, Mai Vàng Rồng Việt sẽ trình bày chi tiết quy trình dát vàng. Với kỹ thuật này thì có thể áp dụng trên hầu hết mọi vật liệu từ kim loại đến phi kim (cách dát vàng trên gỗ, cách dát vàng trên đá, cách dát vàng trên sứ,...).
Chuẩn bị công cụ và nguyên liệu dát vàng
- Bút lông vẽ keo: Bút lông với đầu mảnh, sợi lông mịn, chắc chắn, không bị rụng khi đang vẽ.
- Keo dán: Sử dụng keo chuyên dụng dát vàng (keo gốc dầu, keo gốc nước, keo gốc PU,…)
- Bút lông dập vàng, chổi vệ sinh dát vàng
- Lá vàng đã được dàn mỏng có kích thước phổ biến thường là 9x9cm hoặc 14x14cm.
- Máy hút bụi cầm tay và máy xịt
- Sơn bóng
Lá vàng dùng trong kỹ thuật dát vàng
Các bước thực hiện
Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt cần dát vàng
Sử dụng giấy ráp hoặc các dụng cụ mài chuyên nghiệp để xử lý bề mặt cho nhẵn mịn, loại bỏ các vết xước, vết nứt (điều này sẽ giúp cho lớp vàng được bóng đẹp, đều màu và giúp cho lớp keo dán được bám chắc trên bề mặt).
Bước 2: Sơn lót
Bước này nhằm tăng độ dẻo cho lớp sơn dính, sau 8 đến 10 tiếng khi keo khô thì tiến hành sơn tiếp 1 lớp nữa. Đối với chất liệu xi măng hoặc gỗ thì phải được phun một lớp sơn phủ chống thấm.
Bước 3: Quét keo dát vàng
Dùng bút lông quét keo dát vàng lần lượt hết các vị trí cần dát. Bước này cần thực hiện tỉ mỉ, khéo léo thì khi dát vàng lên mới phẳng và đẹp.
Có nhiều loại keo dát vàng và mỗi loại sẽ có tỷ lệ pha dung môi (nước, xăng thơm hoặc dầu hỏa) khác nhau. Bạn cần pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn để có hiệu quả tốt nhất.
Quy trình thực hiện kỹ thuật dát vàng
Bước 4: Đợi keo khô
Loại keo chuyên dụng dùng trong kỹ thuật dát vàng chuyên dụng cần phải có khoảng thời gian đợi để keo có độ khô nhất định thì mới có độ bám dính tốt nhất. Mỗi loại keo dát vàng sẽ có thời gian chờ khác nhau. Nếu bạn dùng keo gốc nước thì có thể sử dụng máy sấy tóc sấy ở mức nhẹ để keo mau khô. Còn nếu dùng keo dát vàng gốc PU có pha xăng dầu thì bắt buộc để keo khô tự nhiên.
Lưu ý: chỉ được dát vàng lên khi keo đã đạt đến độ khô nhất định, tuyệt đối không được ướt vì sẽ làm lá vàng bị nhăn, cũng không được quá khô vì sẽ không còn độ kết dính.
Cách để kiểm tra keo dát vàng đã khô đủ độ là khi chạm nhẹ tay vào thấy keo dính nhưng không bám vào tay là được. Khi kiểm tra keo, đảm bảo tay sạch sẽ không bám bụi và chỉ chạm nhẹ vào keo. Tránh chạm nhiều lần tại cùng một vị trí sẽ làm giảm độ dính của keo.
Kỹ thuật này có thể thực hiện trên nhiều chất liệu cũng như bề mặt khác nhau
Bước 5: Phủ lá vàng và dặm vàng
Đây là bước quan trọng trong kỹ thuật dát vàng, cần sự tỉ mỉ và khéo léo. Sau khi keo đã đạt đến độ khô thích hợp, đặt lần lượt các lá vàng lên vị trí bề mặt. Phủ kín bề mặt keo để tránh phải dát lại nhiều lần. Nên tính toán kích thước sao cho phù hợp tránh trường hợp bị dư hoặc thiếu vàng. Trong quá trình phủ lá vàng thì dùng chổi lông có đầu lông mềm để dặm vàng, giúp vàng bám dính vào keo.
Lưu ý khi dặm vàng:
- Không dùng những loại chổi lông cứng vì sẽ làm xước lá vàng.
- Với những vị trí có họa tiết hoa văn lồi lõm thì nên dặm chổi 1 lần, nếu lá vàng vỡ ra làm hở bề mặt keo thì lấy lá vàng khác phủ lên luôn.
- Khi dặm vàng bám dính hết vào keo rồi thì tiếp tục dùng chổi xoay theo chiều kim đồng hồ để bề mặt vàng được bóng mịn.
Quy trình dát vàng trải qua nhiều công đoạn công phu, tỉ mỉ
Bước 6: Làm vệ sinh
Đây là bước quan trọng để làm cho sản phẩm có bề mặt hoàn thiện. Bạn sử dụng chổi, máy hút bụi, bông tăm để làm vệ sinh bề mặt và các khe, kẽ nhỏ. Ở những chỗ vàng bị lem ra bên ngoài thì dùng bông tăm nhúng vào xăng thơm tẩy nhẹ nhàng.
Sau khi làm vệ sinh và quan sát thấy có những vị trí dát vàng chưa dính thì kéo thêm lượt keo nữa và thực hiện lại từ bước 2.
Bước 7: Phủ bảo vệ lá vàng
Bước cuối cùng trong trong kỹ thuật dát vàng là phủ sơn bóng, lớp này sẽ giúp bảo vệ lá vàng, hạn chế việc bị trầy xước và làm xỉn màu.
Trước khi phủ sơn bóng, cần phải để lớp dát vàng được khô ráo hoàn toàn (ít nhất là 48 tiếng) và khuyến khích phủ sơn bóng vào những ngày thời tiết khô ráo, độ ẩm thấp để lớp sơn bóng được hoàn thiện nhất.
Mỗi tác phẩm hoàn thành đều phải trải qua đầy đủ các công đoạn kỳ công và hàng chục bước sơn - mài - dát - bóng...
Đơn vị mạ/dát vàng uy tín tại TP Hồ Chí Minh
Tại Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng hiện đang có rất nhiều đơn vị, cơ sở cung cấp các sản phẩm dát vàng, mạ vàng. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín thì không thể bỏ qua Công ty Cổ phần Mai Vàng Rồng Việt. Đây là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các loại cây phong thủy mạ vàng 24K cao cấp như cây mai mạ vàng, cây bồ đề mạ vàng, lá bồ đề mạ vàng,...
Tại Mai Vàng Rồng Việt, mỗi một sản phẩm là một kiệt tác, không chỉ chứa đựng tinh hoa của nghệ thuật phong thủy, sở hữu nhiều ý nghĩa tốt lành giúp tăng vận khí, may mắn cho người sở hữu mà còn là vật phẩm trang trí có tính độc bản cao.
Với đội ngũ hơn 300 nghệ nhân, công nhân lành nghề cùng nhà máy hiện đại hơn 13.000m2, Mai Vàng Rồng Việt luôn sẵn sàng đáp ứng mọi đơn đặt hàng của quý khách trong thời gian nhanh nhất
Mai Vàng Rồng Việt cam kết sử dụng vàng 24K
Qua thời gian hoạt động, Mai Vàng Rồng Việt đã nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường. Đồng thời, chúng tôi cũng vinh dự được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận:
- Cây Mai Rồng Việt bằng đồng mạ vàng 24K lớn nhất Việt Nam
- Cây Mai Đại Phúc bằng đồng mạ vàng 24K lớn nhất Việt Nam
- Cây Bồ Đề Đại Cát Tường bằng đồng mạ vàng 24K lớn nhất Việt Nam
- Cây Thông Noel Hạnh Phúc bằng đồng mạ vàng 24K lớn nhất Việt Nam.
Mỗi sản phẩm trước khi đến tay khách hàng đều trải qua quá trình kiểm nghiệm khắt khe
Bài viết trên đây đã giúp quý khách có cái nhìn tổng quan về kỹ thuật dát vàng, quy trình thực hiện cũng như một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm dát vàng. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm dát vàng, việc lựa chọn đơn vị phân phối uy tín và chất lượng là rất quan trọng. Nếu quý khách cần tư vấn thêm các sản phẩm quà tặng mạ vàng 24k, quà tặng doanh nghiệp, vật phẩm phong thủy,... vui lòng liên hệ với Mai Vàng Rồng Việt theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY CỔ PHẦN MAI VÀNG RỒNG VIỆT
- Trụ sở chính và Showroom: Số 45 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Showroom 2: Số 92-94-96 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM
- Hotline: 0909 787 191
Viết bình luận